Những thay đổi trong thị trường thủ công mỹ nghệ thế giới
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi US Aid về “Đánh giá thị trường toàn cầu cho ngành thủ công mỹ nghệ”, các chuyên gia đã ước tính thị trường đồ phụ kiện trang trí nội thất toàn cầu trị giá ít nhất 100 tỷ USD. Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng này với tổng giá trị 67 tỷ USD. Theo Bộ Thương mại Mỹ, thị trường ở đây có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm độc đáo, đặc biệt và có giá trị lịch sử. Tuy nhiên, thị trường Mỹ rất nhạy cảm về giá do đó giá mỗi đơn vị tại thị trường này có xu hướng thấp hơn so với ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là một thị trường lớn và đang trên đà tiếp tục phát triển được thúc đẩy bởi làn sóng người nhập cư đến từ rất nhiều quốc gia.
Hàng thủ công là một phần của thị trường đồ phụ kiện trang trí nội thất rộng lớn hơn, bao gồm các sản phẩm thủ công, bán thủ công và làm bằng máy. Thị trường này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu hướng thời trang, hành vi mua của người tiêu dùng và điều kiện kinh tế ở các thị trường tiêu thụ cuối cùng. Sự tăng trưởng của thị trường quốc tế cho phụ kiện trang trí nội thất cùng mối quan tâm ngày càng được gia tăng về hàng hóa ‘toàn cầu’, tính bền vững, nhận thức về môi trường và xã hội đã mở ra cơ hội thị trường mới cho các nghệ nhân và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, mặc dù thị trường đang có xu hướng tăng nhẹ, những thay đổi trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng đến cơ hội cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế, có thể được tóm tắt như sau:
- Sự tràn lan của các mặt hàng rẻ tiền từ Trung Quốc trong thị trường.
- Những thay đổi trong quy trình pháp lý/chứng nhận ảnh hưởng đến việc xuất/bán một số nhóm sản phẩm nhất định.
- Khủng hoảng tài chính dẫn đến áp lực giảm giá và giảm khả năng chịu rủi ro chứng khoán của các nhà nhập khẩu.
- Trong thị trường cần đưa ra các biện pháp thực hành mua bán hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
- Các hệ thống bán lẻ trực tiếp nhập khẩu ngày càng gia tăng.
- Nhận thức tiêu cực về quy trình, giao tiếp, dịch vụ, giữa một số người mua quốc tế.
- Quan ngại về du lịch quốc tế nói chung.
- Cạnh tranh quốc tế cao trong khu vực.
- Chuỗi cung ứng tương đối phức tạp so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và mối quan tâm ngày càng tăng giữa các nhà nhập khẩu/người tiêu dùng về quản lý chuỗi cung ứng/chi phí và các vấn đề bền vững (thương mại/môi trường).
- Thiếu sự kết nối cùng cách phối hợp tiếp cận tới từng phân ngành để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như xây dựng năng lực của các nghệ nhân và nhận ra tiềm năng thị trường thông qua các kế hoạch quảng cáo, phát triển rõ ràng để phù hợp với các phân đoạn cụ thể.
- Công nghệ kỹ thuật thấp và thiếu các cải tiến kỹ thuật mới trong ngành thủ công mỹ nghệ.